Nguy cơ từ việc tiêu thụ quá nhiều muối
Muối, hay natri clorua (NaCl), là khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe con người, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý. Muối được sử dụng như một loại gia vị, cân bằng hương vị món ăn, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày. Ở Việt Nam, con số này đã vượt xa khuyến nghị do thói quen ăn mặn. Tiêu thụ natri trong muối quá mức có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Khi nồng độ natri trong máu tăng, cơ thể cần bổ sung nước, dẫn đến tăng thể tích máu và áp lực lên tim, gây tăng huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, và suy tim.
Muối ăn là chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ nhiều có thể gây ra các bệnh tim mạch.
Giảm muối bắt đầu từ hôm nay
Theo TS. Nguyễn Thị Hương Lan, để có một trái tim khỏe mạnh, hãy thực hiện chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát cân nặng, cân đối dinh dưỡng và giảm tiêu thụ muối. Việc giảm tiêu thụ muối không chỉ giúp phòng tránh tăng huyết áp mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây là các gợi ý từ bác sĩ:
Thứ nhất, chủ động giảm muối trong nấu ăn: Giảm lượng muối trong gia vị, không để lọ muối trên bàn ăn, và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. Giảm dần lượng muối dưới 10% khi chế biến để không làm thay đổi vị giác.
Thứ hai, kết hợp gia vị thay thế một phần muối ăn. Có thể dùng muối ăn kết hợp bột ngọt (mì chính) có thể giảm lượng muối mà vẫn giữ được hương vị món ăn vì bột ngọt có lượng Natri chỉ bằng ⅓ lượng natri trong muối. Nhiều tổ chức y tế thế giới và nghiên cứu của các nước Brazil, Phần Lan, Pháp, Singapore, Đa Mạch, Hàn Quốc… đã chứng minh bột ngọt có thể duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng khẳng định bột ngọt an toàn cho mọi đối tượng. Khi ăn vào, bột ngọt được chuyển hóa hơn 95% tại ruột non thành năng lượng cho hoạt động của ruột non, dưới 5% còn lại được chuyển hóa tại gan thành các alanin, glutamin. Do vậy, bột ngọt hầu như không đi vào được hệ tuần hoàn, không đi vào huyết tương, không thể đi vào não và không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não như nhiều quan niệm sai lầm về bột ngọt.
Bột ngọt thay thế một phần muối ăn là cách giảm muối hiệu quả mà không làm mất đi vị ngon của món ăn.
Thứ ba, sử dụng chất thay thế muối ăn: Một số chất như kali clorua, canxi clorua và magie clorua có thể thay thế muối để giảm natri. Nhiều sản phẩm gia vị trên thị trường hiện nay đã áp dụng công thức này như "Xốt dùng ngay Kho Quẹt" với công thức sử dụng chất thay thế muối Kali clorua. Hoặc giảm lượng muối trực tiếp trong công thức của sản phẩm, như nước tương “Phú Sĩ” giảm muối của Ajinomoto.
Thứ tư, chọn thực phẩm ít muối: Xây dựng thói quen kiểm tra hàm lượng natri trên nhãn thực phẩm để chọn các sản phẩm ít muối, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Mỗi người cần tự ý thức về sức khỏe của bản thân và gia đình, từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống giảm muối, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tim mạch và tuổi thọ khỏe mạnh.